Kết quả Hội_nghị_Potsdam

Hiệp định Potsdam

Bài chính: Hiệp định Potsdam

Trước khi kết thúc hội nghị, lãnh đạo 3 quốc gia thống nhất những vấn đề sau:

Đức

  • Đưa ra thông cáo mục đích chiếm đóng Đức của phe Đồng Minh: phi quân sự hóa, phi phát xít hóa, dân chủ hóa, phi tập trung hóa và xóa bỏ nền kinh tế kiểu cartel.
  • Chia Đức và Áo thành bốn khu vực chiếm đóng (đã được đồng ý từ thỏa thuận tại hội nghị Yalta), thủ đô BerlinViên cũng được chia làm bốn khu vực.
  • Thống nhất đồng ý việc xét xử những tội phạm chiến tranh phát xít.
  • Trả lại các vùng đất bị Đức chiếm đóng tại châu Âu, gồm Sudetenland, Alsace-Lorraine, Áo và phần cực tây của Ba Lan.
  • Biên giới phía đông của Đức sẽ được dịch chuyển về phía tây tới ranh giới Oder-Neisse, vì vậy đã làm giảm đi 25% diện tích lãnh thổ của Đức so với năm 1937. Phần lãnh thổ phía đông của biên giới mới bao gồm Đông Phổ, Silesia, Tây Phổ và 2/3 Pomerania. Những vùng này chủ yếu là nông nghiệp, ngoại trừ vùng thượng Silesia, trung tâm công nghiệp nặng lớn thứ hai của Đức.
  • Trục xuất những công dân Đức còn sống tại biên giới mới phía đông.
  • Thỏa thuận đồng ý về bồi thường chiến tranh cho Xô Viết từ khu vực chiếm đóng của Xô Viết tại Đức. Ngoài ra 10% sản lượng công nghiệp của khu vực phía tây cũng sẽ được chuyển cho Liên Xô trong vòng 2 năm.
  • Đảm bảo chất lượng cuộc sống của Đức không vượt mức sống trung bình của châu Âu. Một loạt các khu công nghiệp bị tháo gỡ sẽ được quyết định sau.
  • Phá hủy tất cả tiềm lực công nghiệp quân sự của Đức hoặc những ngành công nghiệp có khả năng sản xuất quân sự. Các xưởng đóng tàu dân sự và các nhà máy đóng tàu sân bay sẽ bị tháo dỡ hoặc phá hủy. Những năng lực sản xuất công nghiệp có khả năng sản xuất trang thiết bị quân sự như kim loại, hóa chất, máy móc sẽ bị giảm tới mức tối thiểu. Nền kinh tế sẽ được phi tập trung hóa. Ngoại thương và nghiên cứu sẽ bị kiểm soát. Nền kinh tế sẽ được tái cơ cấu tập trung vào nông nghiệp và các ngành công nghiệp hòa bình. Năng lực sản xuất nếu có thặng dư thì sẽ bị phá hủy hoặc tháo bỏ. Đầu năm 1946, thỏa thuận cuối cùng đạt được như sau: Đức sẽ được chuyển đổi thành nền kinh tế nông nghiệpcông nghiệp nhẹ. Các sản phẩm xuất khẩu gồm bia, than, đồ chơi, dệt v.v nhằm thay thế các sản phẩm công nghiệp nặng.

Ba Lan

  • Một chính phủ thống nhất quốc gia lâm thời được công nhận bởi ba quốc gia sẽ được thành lập. Việc phương Tây công nhận chính phủ kiểm soát của Xô Viết đồng nghĩa với sự kết thúc cho chính phủ Ba Lan lưu vong.
  • Những người Ba Lan phục vụ trong quân đội Anh sẽ được tự do trở về Ba Lan mà không có sự đảm bảo nào về an ninh.
  • Biên giới phía tây tạm thời là ranh giới Oder-Neisse, nằm trên hai con sông Oder và Neisse. Một phần của Đông Phổ và thành phố tự trị Danzig sẽ thuộc quyền kiểm soát của Ba Lan. Tuy nhiên, việc phân chia ranh giới cuối cùng phần biên giới phía tây phải chờ cho tới cuộc đàm phán hòa bình với Đức.
  • Xô Viết tuyên bố họ sẽ giải quyết những vấn đề về bồi thường cho Ba Lan từ khoản bồi thường của Xô Viết có từ Đức.

Tuyên bố Potsdam

Bài chính Tuyên bố Potsdam

Ngoài hiệp định Potsdam, vào ngày 26 tháng 7 Churchil, Truman và Tưởng Giới Thạch đưa ra tuyên bố Potsdam trong đó vạch ra những điều khoản đầu hàng cho Nhật Bản trong Thế chiến II.

Liên quan

Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ tại Hà Nội 2019 Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 Hội nghị Lập hiến (Hoa Kỳ) Hội nghị Thành Đô Hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hoa Kỳ 2018 Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu Hội Nam Hướng đạo Mỹ Hội Nữ Hướng đạo Mỹ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội Người cao tuổi Việt Nam